Một trong những câu hỏi mà tôi hay nhận được nhất là làm thế nào để tạo ra phối cảnh cho các bức ảnh của mình. Tôi đã đề cập đến chủ đề này trong những bài viết trước đây nhưng chưa tập trung hết các khái niệm này vào một chỗ. Các bí quyết được thảo luận dưới đây không mang tính quy luật. Các ý tưởng bên dưới đôi khi bị giới hạn trong một số tình huống nhất định. Tôi thường phá vỡ các giới hạn đó. Nhưng thông thường tôi vẫn hay bắt đầu với các ý tưởng này như một bước đi tắt.
Áp dụng kỹ thuật nhiếp ảnh vào trong quá trình đặt góc camera sau đây sẽ giúp các bạn có những góc phối cảnh đẹp:
1. Quy tắc một phần ba
Quy tắc một phần ba là một trong những quy tắc chụp ảnh tốt nhất và là một trong những quy tắc mà tôi thường hay sử dụng nhất. Hãy chia một tấm ảnh thành ba phầntheocả chiều dọc lẫn chiều ngang để tạo thành chín ô vuông. Sau đó chụp ảnh sao cho những chi tiết quan trong hoặc các tiêu điểm nằm dọc theo các đường kẻ hoặc các đường cắt ngang của chúng.
Tôi thường đặt đường nằm ngang với tầm mắt ở một phần ba dưới cùng của tấm ảnh thay vì đặt ở chính giữa bức ảnh. Bạn sẽ thấy rằng các vị trí quan trọng khác cũng nằm trên các đường thẳng chẳng hạn như phần cuối của toa xe lửa và các bóng đèn đường ray nằm bên phải.
Quy tắc một phần ba cũng rất tuyệt vời cho ứng dụng chụp ảnh trong nhà. Trong trường hợp này, các đường phối cảnh sẽ nằm ở góc một phần ba dưới cùng bên phải của bức ảnh. Các chi tiết quan trọng sẽ nằm ở một phần ba trên cùng và một phần ba bên trái.
2. Chuyển sang phối cảnh một điểm tụ
Nói cách khác, hãy đặt máy ảnh vuông góc với cấu trúc để về cơ bản tạo ra một cao độ phối cảnh. Mặc dù loại hình ảnh này hơi tĩnh nhưng nó có thể sẽ rất tuyệt vời nếu kết hợp với các hình ảnh mạnh mẽ hơn bao gồm một loạt các hình ảnh minh họa. Tôi thường thực hiện các phối cảnh một điểm khi muốn tạo ra hiệu ứng nhẹ nhàng hơn hoặc hoành tráng hơn.
Ở bức ảnh trên, máy ảnh được đặt vuông góc với toa tàu. Điều này tạo ra rất nhiều các đường ngang và đường dọc trên hình ảnh trái ngược với các đường chéo chi phối bố cục của bức ảnh.
3. Chỉnh trọng tâm
Việc chỉnh trọng tâm rất khó thực hiện, nhưng khi làm được sẽ tạo ra hình ảnh thực sự hấp dẫn. Tiêu điểm của ảnh được đặt trực tiếp ở chính giữa bức ảnh và tách biệt rõ ràng với tất cả các phần khác trong bố cục bức ảnh.
Ở bức ảnh trên, hình ảnh không hoàn toàn đối xứng, nhưng vẫn rất cân bằng. Bối cảnh xung quanh thấp hơn nhưng có chiều cao tương đồng, mắt nằm ở trung tâm của bức ảnh.
4. Yếu tố thiên nhiên trội hơn
Trong một số trường hợp, yếu tố cấu trúc sẽ ít quan trọng hơn yếu tố bối cảnh. Trong các tình huống này, đường chân trời được di chuyển xuống rất thấp để lấy được nhiều hình ảnh nhà cửa in trên nền trời hơn. Cũng làm tương tự với hình ảnh chiếc máy bay đang bay tới đường chân trời với yếu tố khung cảnh tăng lên và giảm yếu tố kiến trúc đi.
Khung cảnh và cụ thể hơn là bầu trời giờ đây đóng một vai trò quan trọng thay vì chỉ làm nền cho kiến trúc.
5. Chụp gần
Các bức ảnh thường được thiết kế ôm đồm với quá nhiều mục tiêu. Điều này sẽ dẫn đến việc bức ảnh bị loãng vì tiêu điểm chỉ tập trung ở một điểm chính chứ không lựa chọn cảnh kết nối tốt hơn với cảm xúc. Thay vì đưa máy ảnh ra xa để lấy được càng nhiều phong cảnh càng tốt, hãy để máy ảnh sát lại gần và chỉ tập trung vào một ý tưởng.
Đối với hình ảnh vách núi, tôi đã đưa vào thiết kế của bức ảnh rất nhiều các yếu tố khác chẳng hạn như bậc thang lớn, nền đất bên dưới… Tuy nhiên, tôi tập trung vào ý tưởng làm thế nào để hình nền vách núi nổi bật lên và tạo ra một không gian trầm mặc.
Mặc dù vậy, có rất nhiều điều đang diễn ra trong bức ảnh này, vẫn chỉ có một điểm tập trung duy nhất là làm thế nào để con đường kết nối được với bậc thang hoành tráng.
6. Chỉnh sửa các đường thẳng đứng
Hầu hết nếu như không muốn nói là tất cả các nhiếp ảnh gia kiến trúc đều tuân theo quy ước này bởi vì nó được coi là đại diện cho tính chính xác của kiến trúc. Rất đơn giản để thực hiện việc này và làm cho bố cục trở nên tinh tế hơn. Việc điều chỉnh thường được thực hiện với các cảnh nằm ngang tầm mắt hoặc chụp từ trên xuống. Cũng vậy, hình ảnh các tòa nhà cao tầng như các tòa nhà cao chọc trời cũng thường được chỉnh sửa theo chiều thẳng đứng.
Khi chụp ngang tầm mắt chẳng hạn như bức ảnh trên, thường các đường thẳng đứng sẽ nằm tập trung (ở góc trái hoặc phải) khi máy ảnh chụp từ đường chân trời (trong V-Ray PhysicalCamera có chức năng để bạn có thể chỉnh sửa phối cảnh giống như thế này)
Bức ảnh trên thể hiện các đường thẳng đứng đã được chỉnh sửa. Có rất nhiều cách để làm việc này. Tôi thường đặt phần mềm mô hình 3D ở phối cảnh 2 điểm tụ trước khi chụp để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bức ảnh đã được chụp và chỉnh sửa rồi, bạn có thể chỉnh sửa trên Photoshop.
7. Đừng nâng camera quá cao
Nếu bạn chuẩn bị chụp một cảnh ngang tầm mắt, đặt máy ảnh ở chiều cao khoảng 1m6 – 1m8 để người xem có thể kết nối tốt hơn với không gian đó. Mọi người hay cho rằng họ muốn nhìn thấy chiếc máy bay nằm trên mặt đất rõ hơn nên họ giơ máy ảnh lên ở độ cao từ 2m4- 3m v.v… Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho bố cục trở nên vụng về và kỳ cục. Quy tắc này sẽ bị phá vỡ đôi chút nếu bạn chụp các khung cảnh cực kỳ dốc hoặc đang đứng trên một sân thượng hoặc trên ban công.
Máy ảnh trong bức ảnh trên được đặt ở độ cao khoảng 3m so với mặt đất. Khó có thể nói liệu có phải máy ảnh được đặt trên một ban công, được chụp bởi một người khổng lồ hoặc được chụp bằng một máy bay không người lái ở tầm thấp hay không. Điều quan trọng là phải thấy được ý đồ hoặc bằng cách để máy ảnh ngang tầm mắt hoặc nâng nó lên ở độ cao đến 25′ hoặc 30′.
Bạn nên đặt góc camera ở độ cao khoảng 1m6- 1m8 để mang lại cảm giác hợp lý hơn khi chụp không gian giữa mọi người.
Khi chụp một bức ảnh, có rất nhiều biến số cần phải được cân nhắc với việc một số biến số nào đó có thể áp đảo hơn. Các ý tưởng về bố cục như các bức ảnh bên trên giúp đơn giản hóa quá trình suy nghĩ và làm cho việc thiết lập máy ảnh ban đầu nhanh chóng hơn. Vẫn còn rất nhiều ý tưởng khác về bố cục của một tấm ảnh mà có lẽ tôi sẽ đăng trong phần hai của bài viết này.
Chúc các bạn học 3d max hiệu quả.
Nguồn: ST